Cụm từ “nhiễm độc kim loại” thường được nhắc tới trong y học. Vậy kim loại nặng là gì, và nhiễm độc kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Định nghĩa kim loại nặng

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lơn hơn 5g/cm3, có số nguyên tử cao và thường thể hiện tính kim loại ở nhiệt độ phòng. Kim loại nặng được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). Ở dạng nguyên tố thì kim loại nặng không có hại, nhưng khi tồn tại ở dạng ion thì kim loại nặng lại rất độc hại cho sức khỏe chúng ta.

Kim loại nặng là gì? 5 bí quyết loại bỏ kim loại nặng trong nước

Nguồn ảnh: Google Image

Cơ chế nhiễm độc kim loại nặng

Cơ thế chúng ta nhiễm độc kim loại nặng chủ yếu qua 3 con đường:

Nhiễm độc kim loại nặng qua đường tiêu hóa (nguồn nước và thức ăn): việc ô nhiễm nguồn đất và ô nhiễm nguồn nước qua hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người khiến cho nguồn nước và thức ăn bị nhiễm kim loại nặng, từ đó đi vào cơ thể của con người.

Nhiễm độc kim loại nặng qua đường hô hấp: trong môi trường hiện nay con người đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm do khí thải từ phương tiện giao thông và hoạt đông sản xuất.

Nhiễm độc kim loại nặng do tiếp xúc qua da: tuy không trực tiếp như đường hô hấp và đường tiêu hóa nhưng con người cũng đang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng từ việc tiếp xúc với các công cụ lao động, các dụng cụ sinh hoạt kém chất lượng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc…

The woman coughed and covered her mouth with her hand and sat on the bed. Free Photo

Nguồn ảnh: Freepik

Triệu chứng nhiễm độc kim loại nặng

Các triệu chứng mãn tính

Đối với một số trường hợp, khi chúng ta đã tiếp xúc với nguồn kim loại nặng trong một thời gian dài, cơ thể sẽ xảy ra các triệu chứng mãn tính và khó để phát hiện. Một số triệu chứng phổ biến như liệt, tổn thương não do nhiễm Chì; viêm loét da, viêm nướu… do nhiễm Crom; một số bệnh về da, phổi, thần kinh ngoại biên… do nhiễm Asen (thạch tín)…

Các triệu chứng cấp tính

Các triệu chứng cấp tính thể hiện rõ ràng hơn các triệu chứng mãn tính, dễ nhận biết hơn tuy nhiên cũng nguy hiểm hơn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Một số các triệu chứng nhiễm độc điển hình như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… (nhiễm Chì); khó thở, ói mửa, xuất huyết (nhiễm Crom); dễ bị kích thích, mệt mỏi, mất ngủ… (nhiễm thủy ngân)…

Khi phát hiện những triệu chứng như trên thì cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để làm kiểm tra nồng độ nhiễm độc trong cơ thể. Thậm chí khi chưa xuất hiện các triệu chứng thì người dân cũng nên đi xét nghiệm sớm và có các biện pháp thải độc thích hợp. Để đáp ứng nhu cầu đó, hiện nay đã có nhiều dịch vụ xét nghiệm mẫu tóc, từ đó xác định nồng độ kim loại tích tụ trong cơ thể và đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp.

Nguồn: sưu tầm