[Video] Tại sao tóc chúng ta lại bạc đi?

Tóc bạc đi là một quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng là do tuổi già. Vậy hãy cùng Nippon Star tìm hiểu kĩ hơn về tóc bạc và nguyên nhân của nó trong video dưới đây nhé.
 

Những lợi ích của Vitamin B1 đối với cơ thể

1. Vitamin B1 là gì?
Vitamin B1 là chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và chức năng của tế bào- một chất dinh dưỡng thiết yếu mà tất cả các mô của cơ thể cần để hoạt động đúng. Sự thiếu hụt vitamin B1 có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác nhau của cơ thể, bao gồm những chức năng của hệ thần kinh, tim và não. Tình trạng thiếu vitamin B1 thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy giảm, chạy thận nhan tạo, người dùng thuốc lợi tiểu.
Kết quả hình ảnh cho vitamin b1
Nguồn ảnh: Google Image
2. Một số tác dụng chính của vitamin B1:
●Duy trì sự trao đổi chất lành mạnh: Vitamin B1 giúp cơ thể có cuộc sống tích cực hơn, loại bỏ mỏi mệt, buồn chán do nó là chất cần thiết để tạo ra ATP, hỗ trợ việc chuyển đổi carbonhydrate thành glucose.
●Ngăn ngừa tổn thương thần kinh: Vitamin B1 giúp phát triển vỏ myelin-là chất bapo bọc dây thần kinh để bảo vệ chúng khỏi hư hại, giúp tăng cường trí nhớ, tránh cho cơ thể rơi vào tình trạng uể oải.
●Giúp tim khỏe mạnh: Nếu cơ thể có đủ nguồn Vitamin B1 sẽ giúp sản xuất chất dẫn truyển thần kinh Acetylcholine. Điều này được sử dụng để chuyển tiếp thông điệp giữa các dây thần kinh tới cơ, đặc biệt là cơ tim.
●Tăng cường khả năng miễn dịch: giúp duy trì và bảo vệ các cơ dọc của đường tiêu hóa-nơi có nhiêu hệ miễn dịch nhất
●Cải thiện thị lực: Sử dụng Vitamin B1 giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể cũng như các bệnh về mắt khác. Theo nghiên cứu khoa học, thiếu hụt vitamin B1 là nguyên nhân dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể.
●Tác dụng thải độc: Thiamin (Vitamin B1) trong các nghiên cứu gần đây có khả năng chống lại sự Peroxy hóa Lipid do Chì (Pb) trong gan, thận. Việc bổ sung lượng Vitamin B1 hàng ngày đầy đủ sẽ làm giảm khả năng hình thành các gốc tự do – đặc biệt do kim loại Chì(Pb) gây ra, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, hỗ trợ trí nhớ, đẩy mạnh chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động mỗi ngày.
 
3. Cần bổ sung vitamin B1 bao nhiêu là đủ?
Cơ thể cần bổ sung một lượng vitamin B1 nhất định mỗi ngày để khỏe mạnh. Bình thường nhu cầu sử dụng cho Nam – Nữ thanh tuổi trưởng thành từ 1,1 – 1,2 mg/ngày. Phụ nữ có thai và cho con bú khoảng 1,4-1,5 mg/ngày. Với trẻ nhỏ từ 0,5-0,9 mg/ngày. Có thể bổ sung vitamin B1 thông qua một số nguồn như: men bia tươi (6-10mg/100g), cám gạo, đậu tương, sữa, trứng, thịt nạc,…
 
Nguồn: sưu tầm

Xét nghiệm khoáng chất tóc để hiểu cơ thể bạn thông qua mẫu tóc

Bạn có lo lắng về những vấn đề sau không? Tình trạng cơ thể khó ngủ, lạnh tay chân, dễ mệt mỏi, không hẳn là mắc bệnh nhưng không thể nói là khỏe mạnh.

Tình trạng này trong Tây Y được gọi là “Chứng mệt mỏi không rõ nguyên nhân”, trong Đông Y được gọi là “Tình trạng sức khỏe chuyển biến dần từ trạng thái bình thường sang trạng thái bệnh”. Nguyên nhân của “Chứng mệt mỏi không rõ nguyên nhân” có thể là do mất cân bằng khoáng chất hoặc sự tích lũy các nguyên tố kim loại độc hại trong cơ thể.

Làm thế nào để bạn biết cơ thể mình thiếu chất dinh dưỡng gì và liệu có đang bị tích tụ các kim loại độc hại như thủy ngân trong cơ thể không?

Có thể làm sáng rõ tình trạng cân bằng khoáng chất và mức độ tích tụ các nguyên tố kim loại độc hại trong cơ thể bằng xét nghiệm khoáng chất trong tóc.

Xét nghiệm khoáng chất tóc là xét nghiệm như thế nào?

Đây là một loại xét nghiệm nhằm dự phòng bệnh cấp độ 1, giúp bạn tìm hiểu mức độ cân bằng khoáng chất hàm chứa trong tóc cũng như làm rõ mức tích tụ kim loại độc hại trong cơ thể. Từ đó giúp bạn xây dựng một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật.

Với tình trạng khoáng chất cần thiết không được cung cấp đầy đủ, chế độ ăn uống thiếu cân bằng, tích tụ nhiều kim loại độc hại trong cơ thể, chức năng của khoáng chất cần thiết sẽ bị sụt giảm, mức độ khỏe khoắn của cơ thể cũng giảm sút. Và đây là nguyên nhân của “Chứng mệt mỏi không rõ nguyên nhân”.

Vậy vì sao khoáng chất lại cần thiết?

Có một lộ trình rõ ràng dẫn cơ thể đến tình trạng bệnh tật. Tế bào, mô tổ chức và cơ quan nội tạng biến đổi, xuất hiện sự biến đổi đó dưới dạng các triệu chứng trên cơ thể. Khoáng chất chủ yếu hoạt động trong tế bào. Trong xét nghiệm khoáng chất trong tóc, bạn có thể hiểu được tình trạng cân bằng khoáng chất và mức độ tích tụ kim loại độc hại trong cơ thể, từ đó nhận biết được những thay đổi cấp tế bào. Có nghĩa là bạn có thể chuẩn bị các đối sách để cơ thể không bị đẩy vào trạng thái bệnh tật.

Khoáng chất là một trong 5 chất dinh dưỡng tối cần thiết nhưng chỉ chiếm 4% trong cơ thể. Tuy nhiên, khoáng chất lại là thành phần không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất liên quan tới toàn bộ hoạt động sống. Quá trình tạo xương, vận chuyển chất dinh dưỡng, tạo năng lượng, giờ đây bạn đang lắng nghe những lời tôi đang nói, thấu hiểu nội dung và ghi nhớ nó, tất cả đều là sự trao đổi chất, và khoáng chất không thể thiếu trong quá trình này.

Vậy tại sao lại phải đo các chất trong tóc?

Đó là bởi việc đo đạc này sẽ giúp ta có được những thông tin dài hạn. Tóc hấp thụ các khoáng chất bài tiết ra từ cơ thể và cả các nguyên tố kim loại độc hại và dần dài ra như được thúc đẩy từ bên trong. Do đó, tóc có thể được coi như một loại máy móc ghi lại tình trạng dinh dưỡng bên trong cơ thể bạn. Xét nghiệm máu, nước tiểu, phân phù hợp với mục đích xác định tình trạng mang tính thời điểm ngay chính lúc này của cơ thể. Còn xét nghiệm khoáng chất tóc lại là hình thức kiểm tra phù hợp để xác định tình trạng thường ngày của cơ thể.

Xét nghiệm khoáng chất tóc có thể thực hiện dễ dàng bằng việc gửi mẫu qua đường bưu điện. Hãy cho mẫu tóc và mẫu câu hỏi đã trả lời vào phong bì và gửi đi. Kết quả sẽ được gửi đến bạn sau 2 – 3 tuần. Đây là kiểm tra bạn có thể thực hiện được tại nhà, không cần phải đến bệnh viện. Cũng có một số khách hàng khi đi tiệm cắt tóc tiện thể nhờ cắt một đoạn tóc làm mẫu thử.

Bảng kết quả xét nghiệm được trình bày trong một báo cáo gồm 10 trang với đầy đủ các lời khuyên dành riêng cho bạn. Báo cáo sẽ thể hiện các chỉ số đo được qua xét nghiệm này. 29 nguyên tố đo được chia thành các kiểu dạng thức cơ bản và được hiển thị dưới hình thức biểu đồ hình cột, so sánh đối chiếu với các chỉ số tiêu chuẩn. Hồ sơ kết quả có thể hiện thị kết quả của hai lần xét nghiệm gần nhất nên bạn có thể dễ dàng nắm bắt được quá trình thay đổi của cơ thể bạn.

Tiếp theo là phần giải thích về kết quả. Sẽ có phần giải thích về các chất dinh dưỡng khuyến khích hấp thụ và những thực phẩm giàu dinh dưỡng này nhằm giúp bạn thải độc, bài tiết các kim loại độc hại cũng như lấy lại cân bằng khoáng chất.

Hãy sử dụng kết quả xét nghiệm khoáng chất tóc một cách có ích trong việc cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày. Kết quả xét nghiệm khoáng chất tóc sẽ thay đổi tương ứng với nỗ lực của bạn. Bạn nên xét nghiệm kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

Số nguyên tố được đo: 29 nguyên tố

Số khoáng chất thiết yếu: 12 nguyên tố

Số nguyên tố kim loại độc hại: 5 nguyên tố

Số nguyên tố kim loại thuộc nhóm bán độc hại: 3 nguyên tố

Số khoáng chất đo đạc để tham khảo thêm: 3 nguyên tố

Các nguyên tố kim loại khác: 7 nguyên tố

Có thể xác nhận kết quả trên website. Kết quả xét nghiệm có thể xác nhận ngay lập tức trên website vào ngày hoàn thành xét nghiệm.

Cuối cùng là phần giới thiệu kinh nghiệm của Viện nghiên cứu y tế dự phòng La Bella Vie – cơ quan chuyên xét nghiệm khoáng chất tóc. Đây là cơ sở có kinh nghiệm thực hiện trên 180,000 xét nghiệm, được tin dùng bởi hơn 1,000 cơ sở trên toàn quốc.

Thay đổi thói quen sinh hoạt để có một cuộc sống tốt đẹp hơn!

Link youtube:

[Video] Làm thế nào để máu của bạn luôn khỏe mạnh?

Máu là một phần rất quan trọng của cơ thể chúng ta. Có một dòng máu khỏe mạnh thì bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh. Vậy làm thế nào để giúp máu luôn khỏe, hãy cùng Nippon Star tìm hiểu trong video dưới đây nhé!
 
 
Nguồn: Doctor ASKY
Vietsub: Nippon Star

Vitamin C và vai trò thải độc cơ thể

? Vitamin C, hay còn gọi là sinh tố C (Acid Ascorbic), là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho các loài động vật bậc cao, thường được dùng như là một phương thức bổ trợ đầu tiên trong các bệnh cảm lạnh và cúm mùa. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò cũng như những lợi ích ít được biết đến của vitamin C và cách để bổ sung vitamin C cho cơ thể.
 
Woman hands holding plate in shape of letter c Premium Photo
Nguồn ảnh: Freepik
 
? Vitamin C có tác dụng hiệu quả trong việc thải độc kim loại nặng ra khỏi cơ thể, đặc biệt là Chì(Pb) và Thuỷ Ngân(Hg). Một nghiên cứu cắt ngang từ năm 1988-1994 trên 4213 đứa trẻ đã cho thấy hàm lượng Vitamin C cao trong máu có liên quan đến việc giảm tỉ lệ lưu hành nồng độ của Chì trong cơ thể. Thực tế cho thấy Vitamin C có hiệu quả trong bài tiết Chì ra khỏi cơ thể ở một số nghiên cứu trên thỏ và chuột. Các chất chống oxy hoá, đặc biệt là Vitamin C có thể làm giảm sự tích tụ Chì trong gan và thận, cũng như làm giảm sự can thiệp của Chì vào hoạt động của Enzyme Dehydratase Delta-Aminolevulnic Acid (ALAD) – một Enzyme quan trọng trong tổng hợp nhân Heme(thành phần tế bào hồng cầu) và nuôi dưỡng đời sống hồng cầu. Hơn nữa, cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C đầy đủ sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh trong quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi lượng vitamin C quá thấp, sẽ không có đủ năng lượng để quá trình thải độc hoàn hảo diễn ra, gan trở nên suy kiệt và cơ thể không thể thải độc thuận lợi.
 
? Bên cạnh đó, Vitamin C là một chất tuyệt vời trong cải thiện hệ miễn dịch và chức năng hoạt động của các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Vitamin C hỗ trợ hàng rào biểu mô chống lại các tác nhân gây bệnh, thúc đẩy hoạt động chống oxy hoá của cơ thể, giúp cho các tế bào tránh khỏi các tổn thương từ gốc tự do. Thiếu vitamin C sẽ dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch và dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng chống lão hoá mắt và đục thuỷ tinh thể, cải thiện làn da, móng tay và mái tóc. Bảo vệ sức khoẻ phổi của trẻ sơ sinh khi có mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai cũng là một công dụng tuyệt vời của vitamin C.
 
? Nhìn chung, cơ thể con người cần vitamin C cho các phản ứng phức tạp khác nhau, tuy nhiên, Vitamin C không phải là chất mà cơ thể con người có thể tạo ra. Vì vậy, chúng ta cần phải bổ sung lượng vitamin C cho cơ thể qua thực phẩm, đặc biệt là trái cây và rau xanh như trái cây có múi, cà chua, khoai tây, ớt chuông, bông cải xanh, cải mầm brussels, cũng như là các thực phẩm chức năng bổ sung giàu hàm lượng vitamin C.
 
Nguồn: Sưu tầm

Nhiễm độc Cadimi trong lao động

1. Nhiễm độc Cadimi là gì?
Cadimi (Cd) là kim loại mềm, màu trắng bạc, ánh xanh nhạt, dễ dát mỏng. Cadimi được khai thác từ các quặng kẽm, chì, đồng. Cadimi được dùng chủ yếu trong mạ điện, sản xuất thuốc nhuộm, chất dẻo, sản xuất các hợp kim có nhiệt độ thấp, pin nicken-cadimi.
Bệnh nhiễm độc Cadimi là tình trạng bệnh lý xảy ra do tác động ảnh hưởng của Cadimi lên người bệnh trong quá trình lao động. Đặc điểm của bệnh biểu hiện chính là tổn thương thận, tổn thương xương và tổn thương phổi.
Bệnh nhiễm độc Cadimi đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp được đền bù ở nước ta từ năm 2011.
 

Nguồn ảnh: Freepik

 
2. Những ngành nghề có nguy cơ nhiễm Cadimi
– Công nhân luyện kim loại đồng, chì, kẽm
– Thợ đúc, mạ điện, sản xuất pin kiềm, thợ hàn tiếp xúc với oxit Cadimi
– Người sản xuất và sử dụng chất mầu Cd, chất dẻo…
 
3. Triệu chứng nhiễm độc Cadimi
? Nhiễm độc cấp tính:
– Khi hấp thu Cd qua đường tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy
– Khi trực tiếp ngửi hơi oxit Cd: có biểu hiện các triệu chứng giống cúm, và có biểu hiện giống sốt hơi kim loại, và có thể xuất hiện cơn hen.
? Nhiễm độc mãn tính:
– Tổn thương thận, gây protein niệu
– Gây mềm xương, loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy
– Giảm, mất khứu giác, loét niêm mạc mũi, cổ răng có màu vàng nhạt
– Rối loạn chức năng gan nhẹ
 
4. Điều trị nhiễm độc Cadimi
– Nhiễm độc đường hô hấp: cho ngừng tiếp xúc, thở ô xy nếu cần
– Nhiễm độc đường tiêu hóa : gây nôn, rửa dạ dày
– Đối với nhiễm độc Cd mạn tính chưa có thuốc đặc hiệu.
– Có thể dùng EDTA, dùng Ca và Vit D nếu có biểu hiện bệnh xương.
– Người bệnh nên chuyển nghề khi có biểu hiện khí thũng, tổn thương thận, xương.
 
5. Phòng ngừa nhiễm độc Cadimi
– Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hơi khi độc nơi sản xuất
– Trang bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả PTBVCN, đeo mặt nạ khi cần
– Tắm rửa, thay quần áo sau ca làm việc
– Cấm ăn uống, hút thuốc trong khu vực lao động
– Khám tuyển: khám toàn diện, chú ý hệ hô hấp, tiết niệu, thử nước tiểu, đo chức năng hô hấp
– Khám sức khỏe định kỳ: thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm, chú ý khám toàn diện và thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng như khám tuyển dụng
– Định kỳ đo nồng độ Cadimi và có các biện pháp an toàn vệ sinh phù hợp, hữu hiệu.
 
Nguồn: Bộ Y tế

Nhiễm độc Asen và những điều cần lưu ý

1. Nhiễm độc Asen là gì?
⚠️ Asen (As) hay thạch tín là một á kim, màu xám bạc hay trắng như thiếc, có tính giòn, tỷ trọng 5,73 và nóng chảy ở nhiệt độ 817°C, được tìm thấy khắp nơi trên thế giới trong mạch nước ngầm. Các hợp chất của asen rất độc.
⚠️ Nhiễm độc Asen là tình trạng cơ thể tích tụ Asen quá nhiều gây hại cho cơ thể. Thực tế số trường hợp nhiễm độc Asen rất cao nhưng do chưa đủ nhận thức nên có thể bỏ sót hoặc lơ là, nhất là ở những người khai thác mỏ và luyện thiếc, vàng tự do.

Nguồn ảnh: Freepik

 
2. Triệu chứng nhiễm độc Asen
Tùy thuộc vào cách người bệnh tiếp xúc với Asen thì triệu chứng được chia làm 2 loại:
⚠️ Triệu chứng nhiễm độc cấp tính (thường xuất hiện sau 30 phút): Khô miệng, kèm theo khó nuốt, đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy nặng, phân có nhiều hạt như hạt gạo lẫn máu như bệnh tả, mất nước, tiểu ít, thân nhiệt và huyết áp giảm, thường có kèm theo tình trạng viêm ống thận cấp, chuột rút và co giật, uể oải, gà gật, trạng thái lơ mơ, nhầm lẫn, đau đầu, có vị kim loại trong miệng, hơi thở có mùi khó chịu như tỏi, tăng tiết nước bọt, đổ nhiều mồ hôi, có máu trong nước tiểu.
⚠️ Triệu chứng nhiễm độc mãn tính: khó chịu, đau bụng, cơ thể ngứa ngáy, đau các khớp, suy nhược, tiêu chảy hoặc táo bón, ban đỏ ngoài da, phù mi mắt dưới, mặt hốc hác, niêm mạc tổn thương như viêm lợi, viêm họng, viêm niêm mạc đường hô hấp trên (chảy nước mũi, ho, khàn giọng), viêm màng tiếp hợp (đỏ mắt), cảm giác tê cóng, bỏng da, kiến bò hoặc ngứa, run, co giật cơ, teo cơ, viêm nhiều dây thần kinh gây liệt chi hoặc rối loạn cảm giác, viêm loét, loạn sừng lòng bàn tay, bàn chân, sạm da, rụng lông tóc, suy gan, viêm – suy thận, có thể gây ra ung thư da, phổi, xương.
 
3. Tác hại của nhiễm độc Asen
⚠️ Nhiễm độc asen thường ảnh hưởng đến da, gan, phổi và thận. Người bệnh có thể xuất hiện các mảng dày sừng trên lòng bàn tay, bàn chân như mụn cơm, lớn dần bằng hạt đậu xanh hay hạt đậu phộng, lan rộng thành mảng. Chúng thường mọc đối xứng hai bên, đôi khi xuất hiện cả ở lưng, bụng, đùi, cẳng chân, cánh tay. Da vùng này vàng, có thể có vết nứt nẻ.
⚠️ Trong giai đoạn cuối, các triệu chứng có thể nặng lên thành co giật và sốc, dễ dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Nếu sống sót, khả năng phục hồi vẫn rất chậm sau nhiều tháng. Khi khỏi, móng tay người bệnh thường xuất hiện vân khía ngang, trong nước tiểu có hồng cầu, protein do thận chưa hồi phục.
 
4. Nguyên nhân nhiễm độc Asen
⚠️ Nguyên nhân chính của nhiễm độc asen là do hấp thụ một lượng asen độc hại qua hít thở, tiêu hóa hay hấp thụ qua da. Lượng asen lớn có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn, còn việc hấp thụ một lượng nhỏ hơn trong một thời gian dài thì lại gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng cho cơ thể.
⚠️ Đa số các trường hợp nhiễm độc asen là từ điều kiện nghề nghiệp khi phải tiếp xúc với lượng lớn bụi, hơi khói, sương mù trong quá trình xử lý quặng asen, sản xuất các hợp chất asen, sử dụng các hợp chất asen trong công nghệ da, thủy tinh màu, điện tử… trong công nghiệp khai thác mỏ và luyện kim (đặc biệt là luyện kim màu do asen có trong quặng thiếc, vàng, mangan…).
⚠️ Riêng với kỹ nghệ luyện kim, tỷ lệ asen cao trong quặng sẽ bị nhiệt độ lò luyện làm cho nóng chảy, bay hơi gây ô nhiễm môi trường lao động, gây nhiễm độc cấp hoặc mạn tính cho người tiếp xúc.
 
5. Chẩn đoán nhiễm độc Asen
⚠️ Các đối tượng cần chẩn đoán nhiễm độc asen là người lao động làm việc trong môi trường có hơi, bụi Asen hay các hợp chất vô cơ của Asen cao hơn giới hạn tối đa cho phép 0,3mg/m, có thời gian tiếp xúc lâu.
⚠️ Xét nghiệm nước tiểu nên được thực hiện trong vòng 1-2 ngày kể từ khi tiếp xúc ban đầu để có biện pháp chính xác khi xảy ra nhiễm độc. Bác sĩ có thể tiến hành định lượng asen niệu. Nếu kết quả >100 micromol creatinin/lít hoặc hơn 0,1mg/lít nước tiểu và có các dấu hiệu lâm sàng như đã đề cập thì có thể chẩn đoán xác định nhiễm độc Asen.
⚠️ Xét nghiệm trên tóc và móng tay có thể đánh giá mức độ tiếp xúc với Asen trong khoảng thời gian lên tới 12 tháng. Các xét nghiệm này có thể cho biết chính xác mức độ tiếp xúc với Asen nhưng không cho thấy những ảnh hưởng đối với sức khỏe của con người.
 
6. Điều trị nhiễm độc Asen
⚠️ Hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để loại bỏ hoàn toàn Asen ra khỏi cơ thể mà chỉ có các phương pháp điều trị giảm thiểu tác hại của Asen lên cơ thể người bệnh. Những phương pháp đó là:
– Bỏ trang phục có thể đã bị nhiễm asen
– Tắm rửa kỹ và cọ sạch vùng da tiếp xúc hay bị ảnh hưởng
– Truyền máu
– Dùng thuốc trợ tim trong trường hợp tim bắt đầu suy yếu
– Bổ sung khoáng chất nhằm làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về nhịp tim có thể gây tử vong
– Theo dõi chức năng thận
– Tưới rửa ruột nhằm loại bỏ lượng Asen lắng và ngăn không cho hấp thụ vào ruột
⚠️ Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp Chelation để phân lập asen từ protein máu bằng một số hóa chất, bao gồm axit dimercaptosuccinic và dimercaprol.
 
7. Phòng ngừa nhiễm độc Asen
⚠️ Một số biện pháp giúp phòng ngừa nhiễm độc Asen tại nơi làm việc là:
– Tổ chức thông hút gió và hút bụi, hơi asen tại chỗ
– Xây tường nhẵn, nền phân xưởng và lối đi chung phải không thấm nước, được cọ rửa hàng ngày
– Thay thế các hợp chất asen tan trong nước bằng hợp chất không tan
– Công nhân thường xuyên làm việc trong môi trường có Asen phải khám định kỳ đầy đủ để phát hiện những biểu hiện sớm của nhiễm độc Asen mạn tính
– Môi trường lao động cần được giám sát định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần
– Mặc quần áo bảo hộ lao động đầy đủ và phù hợp với công việc
– Cấm ăn uống, hút thuốc tại nơi làm việc
– Tắm rửa, thay quần áo sau mỗi ca lao động
– Tại hộ gia đình có dùng nước giếng khoan, để đề phòng nhiễm độc Asen cần dùng bể lọc có giàn phun mưa nếu nước nhiễm sắt nhiều (5mg/l trở lên) hoặc dùng các thiết bị lọc Asen.
⚠️ Bên cạnh đó, người dân cần:
– Kiểm tra nguồn nước gần đó để xác định Asen nếu có
– Cẩn thận khi lưu trữ nước mưa, cần che chắn kỹ càng trong các bồn chứa sạch
– Khoan giếng sâu để lấy nước vì giếng càng sâu, nước càng ít chứa Asen
 
Nguồn: sưu tầm

Mục đích của việc xét nghiệm phân tích khoáng chất trong tóc

“Phân tích khoáng chất trong tóc” là một xét nghiệm sàng lọc trong phòng thí nghiệm đo lường trạng thái của nguyên tố vi lượng và hàm lượng khoáng chất của một mẫu tóc.

Tìm kiếm một chuyên gia có thể thẩu hiểu được nhu cầu của cơ thể bạn qua xét nghiệm phân tích khoáng chất trong tóc là một việc đơn giản; bộ dụng cụ đó có thể cung cấp rất nhiều lợi ích; ví dụ như một bài kiểm tra kim loại nặng trong tóc. Tôi đã học được bài học đầu tiên về ngộ độc qua thủy ngân, khi tôi phát hiện ra nó đã ngấm vào cơ thể tôi từ chất trám amalgam. Qua kinh nghiệm của tôi, xét nghiệm này rất dễ thực hiện, tuy nó là một bài kiểm tra phân tích khoáng chất trong tóc cho thấy sự thiếu hụt khoáng chất và nồng độ của kim loại độc hại, nhưng nếu biết cách phân tích, nó cũng cung cấp thông tin chi tiết về cách bạn có thể tăng mức năng lượng và hiệu suất nhận thức của mình.

Khoáng chất là cần thiết để duy trì sự tồn tại; phân tích khoáng chất trong tóc sẽ tiết lộ và giải thích cách mà các chất độc hóa học, khoáng chất cùng sự thiếu hụt và mất cân bằng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bạn nên thực hiện các xét nghiệm này với sự hỗ trợ của một chuyên gia dinh dưỡng, người biết cách kiểm tra khoáng chất trong tóc của bạn để xem chúng cao hay thấp, cách đo mức khoáng chất dinh dưỡng và giải thích lí do tại sao. Xét nghiệm phức tạp tại nhà này giúp bạn và gia đình cách tốt nhất để theo dõi trạng thái của các khoáng chất trong cơ thể.

  1. Xét nghiệm phân tích khoáng chất trong tóc có thể tiết lộ điều gì?

Các xét nghiệm khoáng chất có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc về hóa học trong cơ thể bạn; nó không phải là một phương pháp chẩn đoán bệnh mà là một xét nghiệm sàng lọc. Có thể nói rằng, phân tích tóc được sử dụng để cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về tình trạng thiếu hụt và mất cân bằng khoáng chất hoặc đánh giá độc tính của các kim loại độc hại trong cơ thể.

Đánh giá cho lí do này có thể làm nổi bật các tác động bất lợi đối với một số các quá trình sinh học. Ví dụ như một tình huống căng thẳng có thể làm cạn kiệt khoáng chất trong cơ thể chúng ta. Phân tích khoáng chất trong tóc sẽ giúp bạn nghiên cứu và hình dung được sự mất cân bằng hóa học có thể ảnh hưởng đến sinh hóa của cơ thể.

Các triệu chứng tiềm ẩn của sự suy giảm khoáng chất và các yếu tố độc hại là gì?

Các triệu chứng của sự cạn kiệt khoáng chất và các yếu tố độc hại rất đa dạng; chúng có thể là một phần trong số các quá trình sinh học:

Độc tố kim loại nặng

Thiếu hụt và mất cân bằng khoáng chất

Tuyến thượng thận mệt mỏi

Rối loạn chức năng tuyến thượng thận

Rối loạn chức năng tuyến giáp

Trầm cảm

Lo âu

Đau đầu

Tổng hợp protein

Tăng huyết áp

Rụng tóc

Hormone

Năng lượng

Bề ngoài và làn da

Viêm

Dạ dày nhạy cảm

Thận và gan quá sức

Chuột rút ruột

Mất cân bằng đường huyết

Mệt mỏi và kiệt sức

Nhiễm trùng nấm men

Tự kỷ

ADHD ở trẻ em

Hệ thống miễn dịch

Dư thừa acid

Cân bằng chất lỏng

Mụn

Tăng cân

Khả năng sinh sản

Sự giữ nước

Đây tuy không phải là danh sách đầy đủ và toàn diện về các rối loạn bị ảnh hưởng bởi khoáng chất và chất độc hại nhưng cũng là một dấu hiệu dành cho bạn.

Tóm tắt: Dưới đây là một số lợi ích tiềm năng:

  • Điều chỉnh sự trao đổi chất có thể giúp đốt cháy chất béo (giảm cân).
  • Tăng cường và cải thiện chức năng nhận thức.
  • Thúc đẩy cảm giác tăng cường năng lượng thể chất và cảm xúc hạnh phúc.
  • Phát hiện độ nhạy cảm với thực phẩm và sự không dung nạp thực phẩm.
  • Điều chỉnh hoặc cải thiện hoạt động nội tiết, chức năng cơ bắp, hoạt động của enzym, chuyển hóa tế bào, dẫn truyền thần kinh, cân bằng kiềm, tính toàn vẹn của xương, quá trình sinh sản, đáp ứng miễn dịch và chống oxy hóa.

Tóm tắt: Dưới đây là những người có thể nhận được lợi ích từ việc phân tích khoáng chất tóc:

  • Vận động viên muốn đạt đến đỉnh cao của hoạt động thể chất.
  • Những người làm công việc đòi hỏi trí óc căng thẳng.
  • Học sinh ôn thi đòi hỏi tinh thần, tư duy minh mẫn.
  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh và với việc phân tích khoáng chất trong tóc, bạn có một công cụ là một kỹ thuật đã được kiểm chứng để kiểm tra các mẫu tóc để tìm các yếu tố, giúp bạn lập kế hoạch và thực hiện các bước để cải thiện hoặc phục hồi sức khỏe của mình. Bạn có thể bắt đầu đánh giá cao những lợi ích của việc hỗ trợ dinh dưỡng khoa học phù hợp.

Cân bằng khoáng chất là một quá trình liên tục mà bạn có thể thực hiện trước khi mắc bệnh. Bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay và khám phá cách bạn có thể kiểm soát sức khỏe của mình.

  1. Mục đích của việc xét nghiệm khoáng chất là gì?

Toàn bộ mục tiêu của bài kiểm tra là tiếp cận và thiết lập chức năng tế bào nâng cao bằng cách điều chỉnh và quản lý các chất hóa học trong cơ thể bạn bằng các loại vitamin đơn và đa cụ thể, khoáng chất tổng hợp và liêu pháp bổ sung chất dinh dưỡng.

Xét nghiệm là bước đầu tiên để xác nhận các biến động khoáng chất của cơ thể. Xét nghiệm phân tích khoáng chất có thể thể hiện sự thể hụt khoáng chất của một người, các độc tố kim loại nặng cũng có thể được tiết lộ.

Phân tích khoáng chất trong tóc có thể giúp bạn đánh giá và làm rõ mức độ của các khoáng chất cụ thể trong cơ thể bạn gần đây là cao hay thấp, ví dụ như Canxi, Magie, Kali, đồng, kẽm…

Biểu đồ phân tích khoáng chất trong tóc cho thấy nếu bạn tăng hoặc cạn kiệt các khoáng chất này, sự mất cân bằng khoáng chất có thể góp phần gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như rối loạn chức năng tuyến thượng thận và rối loạn điều tiết kim loại đồng.

Sự hấp thụ khoáng chất rất quan trọng để cơ thể chúng ta hoạt động, tuy nhiên các khoáng chất đòi hỏi phải có sự kết hợp và tỉ lệ phù hợp.

  1. Những nguyên nhân của sự mất cân bằng khoáng chất là gì?

Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng được nhắc tới mà có thể dẫn tới hoặc là nguyên nhân của sự thiếu hụt và mất cân bằng khoáng chất.

Một số khoáng chất đóng vai trò thiết yếu để cơ thể chúng ta hoạt động và ta cần phải có số lượng chính xác của chúng trong cơ thể.

Việc hiểu tất cả chúng nằm ngoài phạm vi của bài viết này, tuy nhiên, tôi đã nêu bật một số điểm chung dưới đây:

  • Những người có chế độ ăn kiêng có thể cần một nguồn các chất bổ sung và liệu pháp dinh dưỡng để sống khỏe mạnh.
  • Tuân theo một lối sống không lành mạnh, thiếu vận động, hút thuốc lá, uống rượu hoặc thiếu ngủ.
  • Ăn thực phẩm được trồng trên đất nghèo dinh dưỡng, không có khoáng chất tự nhiên do lạm dụng phân bón và các mô hình nông nghiệp hiện đại hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.
  • Cây trồng biến đổi gen, sử dụng thuốc trừ sâu, quá nhiều sản phẩm tinh chế và thực phẩm được làm bằng chất phụ gia chỉ là một số lý do khiến chúng ta không còn được sử dụng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng nữa.
  • Nước uống của chúng ta được xử lí bằng flo và các chất phụ gia khác mà có thể gây độc cho nguồn nước, làm giảm hoặc cạn kiệt khoáng chất trong nước, nước suối tự nhiên thường giàu nguyên tố vi lượng hơn.
  • Nhiễm trùng có thể gây căng thẳng cho cơ thể và dẫn đến cạn kiệt khoáng chất trong ruột.
  • Các hóa chất độc hại được sử dụng trong các sản phẩm gia dụng và trong công nghiệp có thể cản trở khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể.
  1. Phân tích khoáng chất trong tóc có chính xác không?

Hiệu quả và giá trị của phân tích khoáng chất trong tóc là để hiển thị mức độ của khoáng chất và các nguyên tố; đây là một phương pháp đã được chứng minh là một kỹ thuật cực kỳ chính xác và hợp lệ, tuy nhiên, khả năng đưa ra dự đoán của bài xét nghiệm này đôi khi thực sự bị bỏ qua và hiểu sai.

Đây là một thử nghiệm đáng giá cho các nhà nghiên cứu và các bác sĩ, nhưng phụ thuộc vào độ chính xác của phòng thí nghiệm; bạn phụ thuộc vào sự giải thích chính xác các kết quả của phòng thí nghiệm.

Hơn nữa, trong giới khoa học: phân tích khoáng chất trong tóc đã được tiến hành hơn 40 năm nay và ngày càng trở nên chính xác hơn, nhờ sử dụng các phương pháp hiện đại và quy trình HTMA được cải tiến, độ chính xác của các phòng thí nghiệm đã tăng lên và do đó, dữ liệu của các bác sĩ cho các học viên cũng tăng lên.

Một chủ đề quan trọng thường được thảo luận liên quan đến việc xét nghiệm tóc liệu có chính xác hay không, đó là liệu phòng thí nghiệm có rửa mẫu tóc hay không. Các quy trình khác nhau sẽ không tạo ra các kết quả khác nhau nếu thực tế này không được tính đến.

Phân tích khoáng chất trên tóc rất chính xác và được coi là một công cụ hợp lệ, miễn là phòng thí nghiệm không rửa mẫu tóc, vì khi rửa sẽ loại bỏ một số khoáng chất trên tóc (quy trình phòng thí nghiệm tiêu chuẩn).

  1. Những lý do để bổ sung vitamin và khoáng chất là gì?

Những lý do để bổ sung khoáng chất bao gồm sự tham gia của chúng vào các phản ứng enzym trong cơ thể bạn, được thúc đẩy bởi các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Tại sao lại là vitamin và khoáng chất? Sức khỏe được biết là bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ khoáng chất, và việc hấp thụ chúng thông qua các chất bổ sung hoặc chế độ ăn uống chuyên biệt là điều cần thiết cho cuộc sống.

Bổ sung khoáng chất có thể giúp chúng ta điều chỉnh một số vấn đề về sức khỏe hoặc ngăn ngừa chúng. Khoáng chất vô cùng cần thiết cho các chức năng của các cơ quan và mô mềm của cơ thể.

Thật không may là sự quá tải của một số khoáng chất sẽ khiến chúng bị tích trữ trong cơ thể, gây ra các vấn đề và cần phải được đào thải; một số khoáng chất khác lại cần phải bổ sung thường xuyên vì chúng không dễ bị giữ lại.

Đào thải một số khoáng chất dư thừa là cần thiết khi cơ thể không thực sự cần hoặc không thể sử dụng chúng. Việc hấp thụ một khoáng chất này có thể bị ngăn lại do sự dư thừa một khoáng chất khác. Việc đạt được tỷ lệ khoáng chất tối ưu đòi hỏi kỹ năng và có thể được hỗ trợ bởi bài xét nghiệm này.

Tại sao phải chi tiền cho thực phẩm chức năng nếu bạn không biết liệu chúng có thật sự hiệu quả hay không? Bạn có thể tìm hiểu bằng cách thực hiện kiểm tra khoáng chất trên tóc.

Khi kiểm tra sự thiếu hụt chất dinh dưỡng để tránh mất cân bằng khoáng chất, mục đích của việc xét nghiệm tóc là cung cấp một kế hoạch chi tiết để một người có thể làm theo nếu họ đang bị mất cân bằng dinh dưỡng tổng thể qua một bài kiểm tra đơn giản.Nó đồng thời giúp bạn xác định xem các kim loại độc hại có đang ở trong cơ thể bạn hay không.

Để có một sức khỏe hoàn hảo, việc hiểu và xác định hàng trăm, hàng nghìn tương tác phức tạp của các khoáng chất để duy trì trạng thái cân bằng nội môi là điều vô cùng cần thiết.

  1. Các yêu cầu về mẫu tóc dùng để xét nghiệm
  • “Một người bị hói có thể dùng râu hay lông mu không?” Có, nhưng chỉ có phần tóc sát da là phù hợp, râu mọc đã lâu sẽ không phù hợp. (NB: Vì lông trên cơ thể mọc chậm, chỉ sử dụng nó nếu bạn muốn kiểm tra kim loại độc hại. Các phép đo hồ sơ khoáng chất và trao đổi chất yêu cầu đọc từ tóc mọc nhanh hơn từ da đầu.)
  • Tóc đã tẩy, uốn, nhuộm tóc, nhuộm màu gần đây hoặc tóc đã qua xử lý có thể ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm, vì vậy nó không phù hợp, vui lòng đảm bảo rằng nó không có trong mẫu phòng thí nghiệm bắt buộc.
  • Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng thời gian đã trôi qua ít nhất 8 tuần kể từ khi nhuộm hoặc xử lý tóc trước khi thực hiện xét nghiệm.

Nguồn: https://www.mineralstate.co.uk/

Lược dịch: Nippon Star

Nhiễm độc chì: Nguy cơ tiềm ẩn

Nhiễm độc chì là tình trạng xảy ra khi chì tích tụ trong cơ thể qua nhiều tháng hoặc nhiều năm gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trẻ em dưới 6 tuổi rất dễ bị nhiễm độc chì, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần. Ở mức độ rất cao, ngộ độc chì có thể gây tử vong. Vậy hãy cùng Nippon Star tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nhiễm độc chì nhé!
 
Nguồn ảnh: Google Image
 
1. Triệu chứng nhiễm độc chì
Triệu chứng ở trẻ em
– Chậm tăng trưởng
– Gặp khó khăn trong học tập
– Cáu gắt
– Mất cảm giác ngon miệng
– Sụt cân
– Lờ đờ và mệt mỏi
– Đau bụng, nôn, táo bón
– Mất thính lực
– Co giật
– Hội chứng Pica – thèm ăn các chất không chứa nhiều dinh dưỡng như đất, đá, kim loại, giấy…
 
Triệu chứng ở trẻ sơ sinh
Nếu tiếp xúc với chì trước khi chào đời, trẻ có thể bị:
– Sinh non
– Nhẹ cân khi sinh ra
– Tốc độ tăng trưởng chậm
 
Triệu chứng ở người lớn
– Tăng huyết áp
– Đau khớp, đau cơ
– Khó ghi nhớ hay tập trung
– Đau đầu, đau bụng
– Rối loạn cảm xúc
– Ở nam: Số lượng tinh trùng giảm và tỷ lệ tinh trùng bất thường cao
– Ở nữ: Sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non
 
2. Biến chứng của nhiễm độc chì
Tiếp xúc với nồng độ chì dù thấp cũng có thể gây ra nhiều tổn hại cho sức khỏe nếu trong thời gian kéo dài, đặc biệt là ở trẻ em. Ảnh hưởng nặng nhất là ở sự phát triển của não bộ vì các tác động không thể đảo ngược. Người nhiễm độc chì cũng có thể bị suy thận, tổn thương hệ thần kinh. Nếu nồng độ chì quá cao, người bệnh có thể bị co giật, bất tỉnh và tử vong.
 
3. Nguyên nhân nhiễm độc chì
Nguyên nhân nhiễm độc chì chủ yếu là do các yếu tố sau đây:
Do môi trường
– Tiếp xúc với sơn có chứa chì và hít phải bụi từ các loại sơn này
– Sử dụng nguồn nước nhiễm chì từ các ống dẫn nước rỉ sét và xuống cấp
– Tiếp xúc với đất nhiễm chì từ các hoạt động công nghiệp hoặc các phương tiên giao thông sử dụng xăng chứa chì
– Hít thở không khí từ khói của khu công nghiệp, khói của các phương tiên dùng xăng chứa chì
– Sử dụng một số đồ gốm làm bằng nước men chứa chì hay một số đồ chơi có chì
– Sử dụng một số mỹ phẩm chứa chì
 
Do thuốc, thực phẩm
– Sử dụng một số loại thuốc dân gian như thuốc nam để uống hoặc bôi (còn gọi là thuốc cam) có chứa chì gây ngộ độc
– Sử dụng một số thực phẩm bị nhiễm chì từ bao bì đóng gói, nguyên liệu hay khâu chế biến không được kiểm soát nghiêm ngặt
 
Một số nhóm nghề lao động có nguy cơ nhiễm độc chì cao
– Khai thác quặng chì, tinh chế chì
– Luyện kim, cơ khí
– Sản xuất sơn
– Sản xuất, sửa chữa ắc quy
– Sản xuất men sứ (chứa silicat chì)
– Sản xuất ống dẫn nước, dây điện chì
 
4. Chì xâm nhập vào cơ thể như thế nào
Đường hô hấp
Do hít phải bụi, không khí, khói, hơi có chì. Trẻ em tiếp xúc với các chất độc trong khí thở nhiều hơn so với người lớn (diện tích tiếp xúc ở đường hô hấp và thể tích khí hít thở cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ lớn hơn), chiều cao trẻ thấp hơn nên hít thở không khí ở gần mặt đất hơn nơi có nồng độ chì cao hơn. Tốc độ lắng đọng chì ở phổi trẻ em cao gấp 2,7 lần so với người lớn.
Nguồn ảnh: Google Image
 
Đường tiêu hóa
Qua ăn, uống, do dùng bàn tay không vệ sinh đưa lên miệng hoặc ngậm, mút các đồ vật có chì (đối với trẻ em). Trẻ em hấp thu 40-50% lượng chì trong thức ăn trong khi người lớn chỉ hấp thu 10-15%. Đói, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu các ion như sắt, canxi, kẽm làm hấp thu chì qua đường tiêu hóa tăng lên. Người sống ở các khu vực ô nhiễm chì nếu chế độ ăn thiếu các khoáng chất trên thì càng dễ bị nhiễm độc chì.
 
Tiếp xúc da
Tỷ lệ diện tích da cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ em cũng lớn hơn người lớn nên hấp thu chất độc cũng nhiều hơn.
 
Qua nhau thai, sữa mẹ
Nếu người mẹ bị nhiễm độc chì thì con cũng bị nhiễm độc. Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua sữa mẹ, tuy nhiên thông tin về con đường tiếp xúc này còn chưa đầy đủ.
 
5. Chẩn đoán và điều trị nhiễm độc chì
Chẩn đoán nhiễm độc chì
– Nồng độ chì có thể được kiểm tra thông qua khám sức khỏe định kỳ. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng phương pháp xét nghiệm máu đơn giản.
– Nồng độ chì trong máu được đo bằng microgam trên deciliter (mcg/dL). Không có mức thang an toàn cho nồng độ chì trong máu. Tuy nhiên, mức 5 mcg/dL được xem là không an toàn đối với trẻ em và lúc này thì trẻ cần được theo dõi, kiểm tra định kỳ. Nếu mức chì trong máu quá cao (thường là 45 mcg/dL hoặc cao hơn) thì trẻ cần phải được điều trị ngay.
 
Phương pháp điều trị nhiễm độc chì
Bước đầu tiên trong điều trị nhiễm độc chì là phải loại bỏ nguồn ô nhiễm và tránh tiếp xúc với chì.
Ở những trường hợp nhiễm độc nặng hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thông qua hai liệu pháp:
– Liệu pháp chelation: Người bệnh sẽ dùng một loại thuốc uống nhằm bài tiết chì trong máu qua nước tiểu. Phương pháp này có thể được khuyến nghị cho trẻ em có mức chì từ 45 mcg/dL trở lên và người lớn có các triệu chứng nhiễm độc chì.
– Liệu pháp chelation EDTA: Nếu người bệnh không đáp ứng với liệu pháp chelation thông thường, bác sĩ có thể thực hiện liệu pháp chelation có sử dụng một hóa chất gọi là canxi disodium ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA). EDTA sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh.
 
6. Phòng ngừa nhiễm độc chì
⚠️ Rửa tay và vệ sinh đồ chơi của trẻ: vệ sinh tay cho trẻ là vô cùng quan trọng vì trẻ em thường có thói quen đưa tay lên miệng. Hơn nữa phụ huynh cũng cần lựa chọn đồ chơi an toàn và vệ sinh chúng thường xuyên.
⚠️ Làm sạch các bề mặt bụi bẩn: thay vì phủi bụi thì dùng khăn ướt để lau sạch các bề mặt đó
⚠️ Không đi giày vào trong nhà: tránh mang bùn đất dính chì vào nhà
⚠️ Xả nước trước khi dùng: nếu khu vực sinh sống có hệ thống ống nước cũ thì bạn nên xả nước khoảng một phút trước khi dùng
⚠️ Không để trẻ chơi trên nền đất
⚠️Có chế độ ăn uống lành mạnh: chế độ ăn hợp lí và đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể giảm hấp thụ chì và thải độc hiệu quả hơn
⚠️ Bảo dưỡng nhà cửa: nếu dùng sơn chứa chì, hãy kiểm tra những nơi có sơn bị bong tróc để khắc phục, tránh mài mòn những vị trí đó vì sẽ tạo ra bụi sơn chứa chì.
 
Nguồn: sưu tầm
 
Trên đây là những thông tin về nhiễm độc chì trong cuộc sống. Nippon Star hy vọng qua loạt bài viết này quý khách sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn để biết cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
 

Thủy ngân và nhiễm độc thủy ngân

Nhiễm độc thủy ngân có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe con người, nhất là đối với hệ thần kinh và tim mạch. Sau đây hãy cùng Nippon Star tìm hiểu xem thủy ngân là gì, triệu chứng, tác hại, nguyên nhân và cách điều trị nhiễm độc thủy ngân nhé!

1. Thủy ngân là gì

Nguồn ảnh: Freepik

Thủy ngân là một kim loại thường xuất hiện trong các vật dụng hàng ngày. Con người khi tiếp xúc với một lượng nhỏ thủy ngân sẽ không xảy ra triệu chứng gì đặc biệt, tuy nhiên, thủy ngân bị tích tụ về lâu dài sẽ rất có hại cho cơ thể. Ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C), thủy ngân ở dạng lỏng và dễ dàng bay hơi. Thủy ngân thường được dùng để sản xuất nhiệt kế, phích nước, công tắc thủy ngân, đèn huỳnh quang và nhiều thiết bị khác. Nó thường là sản phẩm phụ của các quy trình công nghiệp, và khi ở dạng hơi thủy ngân dễ dàng xâm nhập và nước mưa, đất, không khí, gây nguy hại cho con người và các sinh vật khác.

2. Triệu chứng nhiễm độc thủy ngân

Nhiễm độc thủy ngân không xuất hiện triệu chứng ngay lập tức, mà sẽ dần dần phát triển theo thời gian dài con người tiếp xúc với thủy ngân. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), lượng lớn thủy ngân tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra một số triệu chứng như: suy nhược, cơ thể run, hồi hộp, tê liệt, mất cảm giác, gặp vấn đề về trí nhớ, hay thay đổi tâm trạng. Các triệu chứng sẽ tăng lên khi mức độ thủy ngân trong cơ thể tăng lên. Các triệu chứng cũng sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và mức độ tiếp xúc của người bệnh.

Triệu chứng nhiễm độc thủy ngân ở người lớn

  • Yếu cơ
  • Khó thở
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Có vị kim loại trong miệng
  • Khó khăn trong việc vận động
  • Thay đổi về thị giác, thính giác hoặc giong nói
  • Mất cảm giác ở tay, mặt hoặc các khu vực khác

Triệu chứng nhiễm độc thủy ngân ở trẻ em

  • Khả năng vận động suy giảm
  • Phối hợp tay và mắt khó khăn
  • Không nhận thức được xung quanh
  • Khó khăn khi học nói hoặc hiểu ngôn ngữ
  • Khó khăn trong việc suy nghĩ hoặc giải quyết vấn đề

3. Tác hại của thủy ngân

Nồng độ thủy ngân cao tích tụ trong cơ thể sẽ để lại nhiều tác hại về lâu dài:

Tổn thương hệ thần kinh

Ảnh hưởng này có thể rõ rệt hơn ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển. Một số tổn thương hệ thần kinh do nhiễm độc thủy ngân gây ra là: tê liệt, mất cảm giác, phản xạ chậm, gặp khó khăn khi vận động, rối loạn trí thông minh, gặp vấn đề về trí nhớ, có khả năng xuất hiện triệu chứng của Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Nhiễm độc thủy ngân có thể ảnh hưởng và làm giảm khả năng sinh sản. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm dị dạng, giảm khả năng sống sót của thai nhi, đối với trẻ sơ sinh, thủy ngân làm giảm khả năng phát triển, gây chậm lớn.

Ảnh hưởng đến tim mạch

Thủy ngân có thể làm thúc đẩy sự tích tụ các gốc tự do trong cơ thể, làm tổn hại đến các tế bào bên trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim, bao gồm đau tim và bệnh tim mạch vành.

4. Nguyên nhân nhiễm độc thủy ngân

Nguồn nhiễm thủy ngân rất đa dạng nhưng nhiễm độc thủy ngân sẽ do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Hải sản

Thủy ngân trong hải sản là một dạng độc tính cao của nó, có tên là methylmercury, được hình thành khi thủy ngân hòa tan vào nước. Tất cả các sinh vật biển đều có thể nhiễm thủy ngân từ nước biển, từ đó lan ra thông qua chuỗi thức ăn. Sinh vật biển càng gần đầu chuỗi thức ăn thì càng có nguy cơ nhiễm thủy ngân nồng độ cao hơn vì đã tiêu hóa những sinh vật nhiễm thủy ngân khác. Một số loài cá chứa nhiều thủy ngân nên tránh tiêu thụ như: cá mập, cá kiếm… Đặc biệt, phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên hạn chế nhất có thể tiêu thụ các loại cá này vì thủy ngân có thể truyền sang thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, chỉ nên ăn các lại cá nhỏ có hàm lượng thủy ngân thấp.

Chất trám răng

Chất trám răng amalgam, hay còn được gọi là trám bạc, chứa khoảng 40 – 50% thủy ngân, có thể tăng nguy cơ nhiễm độc thủy ngân ở người bệnh. Tuy nhiên hiện nay chất này đã không còn được sử dụng nhiều nữa vì đã có những phương pháp mới an toàn hơn.

Tiếp xúc với môi trường

Nhiễm độc thủy ngân có thể thông qua tiếp xúc với môi trường như: Nhiệt kế bị vỡ Một số loại sơn Một số loại trang sức Không khí độc hại gần các nhà máy sản xuất Một số mỹ phẩm chăm sóc da (hiếm gặp)

5. Cách điều trị nhiễm độc thủy ngân

Khi phát hiện bị nhiễm độc thủy ngân, người bệnh phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được điều trị, bởi nhiễm độc thủy ngân không thể được điều trị tại nhà. Bệnh nhân sẽ được điều trị nhiễm độc thủy ngân theo một số cách như sau:

Điều trị triệu chứng

Đối với trường hợp ngộ độc cấp tính,khi bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc ở đâu thì bác sĩ sẽ điều trị ở đó, ví dụ: có triệu chứng suy hô hấp sẽ điều trị hô hấp; triệu chứng buồn nôn ói mửa…

Điều trị loại bỏ thủy ngân khỏi cơ thể

Trong trường hợp nhiễm độc thủy ngân nghiêm trọng, người bệnh cần được điều trị theo liệu pháp Chelation. Liệu pháp Chelation là phương pháp loại bỏ độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể bằng axit ethylenediaminetetraacetic (EDTA). Chất này sẽ được tiêm vào máu thông qua tĩnh mạch, chúng sẽ tự động tìm kiếm và kết hợp với các loại khoáng chất có trong máu. Sau khi EDTA kết hợp với các khoáng chất sẽ tạo thành một hợp chất và được đào thải ra qua đường tiết niệu.

6. Cách phòng tránh nhiễm độc thủy ngân

Để tránh bị nhiễm độc thủy ngân, gây ra những tác hại đáng tiếc đối với sức khỏe, cách tốt nhất đó là tránh xa các nguồn phát tán thủy ngân. Điển hình như sau:

  • Ngừng ăn các thực phẩm có nhiễm độc thủy ngân
  • Thay đổi môi trường sống, tránh xa các khu vực có nhà máy sản xuất
  • Khi tiếp xúc với những vật có khả năng gây ra nhiễm độc thủy ngân, cần có những biện pháp bảo hộ hoặc loại bỏ

Nguồn: sưu tầm

Trên đây là những thông tin về thủy ngân và nhiễm độc thủy ngân. Nippon Star hy vọng qua loạt bài viết này quý khách sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn để biết cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.